Philip Kotler là giáo sư marketing nổi tiếng thế giới; "cha đẻ" của marketing hiện đại, được xem là huyền thoại duy nhất về marketing, và là ông tổ của tiếp thị hiện đại, một trong bốn "Nhà quản trị vĩ đại nhất mọi thời đại" cùng với Peter Drucker, Jack Welch và Bill Gates (theo bình chọn của Financial Times).
Cái tên của Philip Kotler đã trở nên đồng nghĩa với tiếp thị, một chuyên gia hàng đầu của Kotler Marketing Group trong lĩnh vực hoạch định chiến lược marketing. Ông được hàng triệu người trên thế giới biết đến như một chuyên gia cừ khôi trong lĩnh vực marketing, một thuyết trình viên cao cấp, tác giả hoặc đồng tác giả của hơn 100 cuốn sách và bài báo chuyên về marketing và quản trị kinh doanh; trong đó có Quản lý tiếp thị - Marketing Management (ấn hành lần đầu năm 1967), một trong những cuốn sách kinh điển nhất của ngành tiếp thị và gối đầu giường giới quản trị kinh doanh thế giới, và cũng là sách giáo khoa hàng đầu được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới trong tiếp thị. Những cuốn sách của ông đã được bán trên ba triệu bản bằng 20 thứ tiếng và được coi như kinh thánh về tiếp thị tại 58 quốc gia trên thế giới.
Philip Kotler là giáo sư của Trường Đại học Northwestern, Hoa Kỳ; là chuyên gia hàng đầu của Tập đoàn tiếp thị Kotler trong lĩnh vực hoạch định chiến lược marketing, và là giáo sư tại các trường đại học như Johnson & son, Viện Marketing Kellogg. Ông đã từng tư vấn cho nhiều chính phủ và các công ty nổi tiếng trên thế giới như IBM, General Electric, AT&T, Honeywell, Bank of America, v.v... Những nguyên lý và phương pháp tiếp thị của ông được tiếp nhận, áp dụng rộng rãi trong giới kinh doanh toàn cầu.
Một số cuốn sách về marketing của Philip Kotler bạn nên tìm đọc:
- Social Marketing: Từ chiến lược đến thực thi
- Đối Mặt Tư Bản
- Tiếp Thị 4.0
- Mười Sai Lầm Chết Người Trong Tiếp Thị
- Thấu Hiểu Tiếp Thị Từ A Đến Z
- Kotler Bàn Về Tiếp Thị
- Tiếp Thị Phá Cách
- Quản Trị Marketing
- Cách Tân Để Thắng
- Tiếp Thị Mở Đường Tăng Trưởng
- Phiêu Lưu Trong Thế Giới Marketing
- Marketing 3.0
Nguồn tham khảo: Wikipedia