Góc nhìn chân thật về cuốn sách “Số hóa doanh nghiệp - từ chiến lược đến thực thi”

Góc nhìn chân thật về cuốn sách “Số hóa doanh nghiệp - từ chiến lược đến thực thi”

Chỉ mới phát hành tại Việt Nam từ tháng 5/2019 nhưng doanh thu tạm tính của cuốn sáchSố hóa doanh nghiệp – từ chiến lược đến thực thitrong 4 tháng đầu tiên đã đạt hơn 1.000 bản. Các nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp học hỏi được gì từ cuốn sách? Câu trả lời sẽ có trong bài viết này.

Cuốn sách dành cho những ông chủ không muốn bị nhấm chìm trong thời đại số

Ngày Jean-Christophe Lalanne, phó chủ tịch điều hành & Cio của Tập đoàn Air Frane – KLM đã viết những lời tâm đắc về cuốn sách như sau: “Tác giả đã mang lại một cái nhìn chân thật và sắc nét về các doanh nghiệp toàn cầu sử dụng công nghệ số như một bàn đạp để chuyển đổi và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Người đọc như song hành trên hành trình số hóa của các gã khổng lồ như Nike, Starbucks, Pernod Ricard… từ đó thấu hiểu được tiềm năng của công nghệ số, có được sự chuẩn bị để vững bước trong cuộc đua số hóa. Với những ví dụ thực tế cùng cơ sở lý luận chặt chẽ, cuốn sách sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn Số hóa doanh nghiệp”

so-hoa-doanh-nghiep-tu-chien-luoc-den-thuc-thi-1
Cuốn sách SỐ HÓA DOANH NGHIỆP - TỪ CHIẾN LƯỢC ĐẾN THỰC THI

Thật vậy, cuốn sách “Số hóa doanh nghiệp – từ chiến lược đến thực thi” là sự chung sức của ba tác giả George Westerman, Didier Bonnet, Andrew McAfee, họ không chỉ có kinh nghiệm về nghiên cứu, giảng dạy chuyên ngành Marketing mà còn là nhà lãnh đạo cao cấp trong các công ty về công nghệ… Họ muốn chia sẻ với hàng triệu, triệu các nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp trên toàn thế giới những điều thú vị về công nghệ số, từ đó tham mưu chiến lược SỐ HÓA để đem về những kết quả kinh doanh kì vọng.

Bạn đọc có thể áp dụng ngay những chia sẻ quý báu này vào thực tế doanh nghiệp của mình, đúng vào thời điểm doanh nghiệp muốn sống còn, không thể nào quay lưng với số hóa.

Cả thế giới đang bị xoay chuyển bởi công nghệ

Làn sóng bên ngoài

Chúng ta đã chứng kiến nhiều gã khổng lồ bị quật ngã trước làn sóng kỹ thuật số. Đó là Nokia, Kodak..., đó là những Blockbuster – ví dụ điển hình của các công ty không bắt kịp xu hướng công nghệ hiện đại. Một thập kỷ trước, trong nhận thức của chúng ta, đó là những tượng đài không thể sụp đổ.

Đổi lại, làn sóng công nghệ đã mang đến những đột phá mới, những công cụ hiện đại mà nếu bạn đặt thời gian lùi lại 10 năm trước, chúng ta có thể dùng cụm từ “không tưởng”. Cùng với đó là sự vươn mình của các doanh nghiệp tỷ đô mới - những doanh nghiệp đã ứng dụng thành công các công cụ công nghệ số để tạo ra lợi nhuận theo những cách “không tưởng”. Ai ngờ được rằng, doanh nghiệp bán lẻ đắt giá nhất hành tinh lại hầu như chẳng có một cửa hàng nào? Hay một mạng nội bộ được lập trình bởi một nhóm các sinh viên Harvard cho mục đích giải trí, nay trở thành mạng xã hội kết nối hơn 2 tỷ con người khắp thế giới? Hay một trang web tìm kiếm dữ liệu, nay là một công cụ giúp chúng ta có được lượng thông tin khổng lồ ngay trong lòng bàn tay – theo đúng nghĩa đen.

so-hoa-doanh-nghiep-tu-chien-luoc-den-thuc-thi-2
Làn sóng công nghệ mang tới những đột phá cho doanh nghiệp biết tận dụng cơ hội

Bạn có tưởng tượng được khi 10 hay 20 năm sau, có thể Amazon, Facebook hay Google sẽ phải nhường ngôi thống trị cho những doanh nghiệp mới nổi – một kịch bản đã xảy ra với những gã khổng lồ trong quá khứ?

Những làm sóng công nghệ từ bên ngoài này sẽ được đề cập toàn diện, sâu sắc trong cuốn “Số hóa doanh nghiệp – từ chiến lược đến thực thi”. Sách được phân phối độc quyền bởi Trường doanh nhân HBR.

Tại Việt Nam

Quay trở về thực tại, ở Việt Nam, làn sóng công nghệ tuy chậm hơn so với thế giới, nhưng cũng đang dần thấm sâu vào nền kinh tế, phương thức sản xuất hay các ngóc ngách nhỏ nhất của đời sống thường nhật.

Tại một đất nước có cơ cấu dân số lý tưởng và hơn 70% người dân sở hữu điện thoại thông minh, chuyển đổi kỹ thuật số có thể là cơn ác mộng đối với những doanh nghiệp truyền thống mang tư duy bảo thủ - những doanh nghiệp không chịu rút kinh nghiệm từ sự sụp đổ của các đế chế kinh tế trên thế giới.

Tuy nhiên, đây lại là cơ hội vàng đối với những doanh nghiệp dựa trên công nghệ số để vận hành, thay đổi mô hình kinh doanh hay mang lại thêm giá trị cho khách hàng. Đây là những doanh nghiệp không bị nhấn chìm bởi làn sóng công nghệ, mà tận dụng nó để lướt tới những tầm cao.

Tâm huyết của những chuyên gia hàng đầu thế giới qua cuốn sách “Số hóa doanh nghiệp từ chiến lược tới thực thi”


Chiến lược SỐ HÓA để đem về những kết quả kinh doanh kì vọng

Doanh nghiệp làm chủ số hóa

Nhiều ví dụ thực tiễn từ các doanh nghiệp

Trong cuốn sách bổ ích về chủ đề Số hóa doanh nghiệp này, các tác giả đã kể cho chúng ta nghe những câu chuyện thành công của nhiều doanh nghiệp lớn đã ứng dụng số hóa vào hoạt động vận hành, marketing bán hàng để đem lại doanh thu đột phá.

Đó là Nike - công ty sản phẩm thể thao danh giá đã lấy đổi mới làm nền tảng cho kinh doanh. Công nghệ số đang tạo điều kiện để những cải tiến mới của Nike có thể trở thành hiện thực.

Khách mua hàng trực tuyến sản phẩm của họ có thể đặt mua giày tùy chỉnh theo sở thích với hàng trăm màu sắc khác nhau. Công cụ số đã làm cho việc thiết kế, sản xuất sản phẩm nhanh và hiệu quả hơn bao giờ hết. Sự bổ sung của năng lực số hóa đã giúp Nike cải thiện khả năng tiếp cận cộng đồng, hiệu quả vận hành, tăng hiệu suất, đồng thời giảm thiểu phế phẩm và nâng cao trách nhiệm của đơn vị trong chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp.

Mạng xã hội truyền thông giúp Nike trở thành một phần không thể thiếu khi đề cập tới những môn thể thao phổ biến, các sự kiện và trang phục thể thao. Các sản phẩm số của Nike như vòng tay FuelBand giúp vận động viên theo dõi quá trình tập luyện, chia sẻ thành tích trực tuyến, và thậm chí nhận được lời khuyên từ những “huấn luyện viên” ảo.

Câu chuyện của Nike không phải là duy nhất. Asian Paints là doanh nghiệp sơn lớn nhất ở Ấn Độ và lớn thứ 3 châu Á với mức lợi nhuận 1,8 tỷ đô-la Mỹ. Đã thành công trong việc xây dựng một lợi thế số để đóng góp vào nền kinh tế 7 tỷ dân của Ấn Độ, Asian Paints tiếp tục mở rộng phạm vi ra 17 quốc gia trên toàn thế giới. Thành công này sẽ không thể xảy ra nếu như không có làn sóng công nghệ số trong thập kỷ qua.

Tho CIO (Giám đốc Công nghệ Thông tin) kiêm trưởng phòng chiến lược Manish Choksi, một thách thức công ty phải đối mặt là duy trì sự hiệu quả và tăng trưởng trong một doanh nghiệp phân bố trên hơn 120 địa điểm, làm việc trực tiếp với 20.000 đến 30.000 nhà bán lẻ. Sau khi thống nhất (quy trình làm việc) thông qua hệ thống công nghệ thông tin hiệu quả nhằm phục vụ cho sản xuất, xử lý đơn hàng và chuỗi cung ứng, doanh nghiệp đã có một nền tảng tốt để phát triển.

Điều này đã mở ra một giai đoạn của hàng loạt những sự thay đổi. Quy trình nhận đơn đặt hàng mỗi ngày được tập trung thành một tổng đài trung tâm duy nhất. Điều này đã nâng cao hiệu suất và cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng. Nhân viên bán hàng của công ty từ việc đơn thuần chỉ là người nhận đơn hàng đã trở thành các quản lý có mối quan hệ keo sơn với khách hàng. Các nhà máy được tự động hóa tạo ra chất lượng sản phẩm tốt hơn và thân thiện với môi trường hơn so với nhà máy phụ thuộc nhiều vào nhân công. Việc mở rộng dịch vụ - cung cấp dịch vụ sơn tường, thay vì chỉ bán hộp sơn – mang về những lợi ích không chỉ dừng lại ở việc tăng doanh thu.

Các dịch vụ bổ sung đó đảm bảo rằng, những sản phẩm sơn cao cấp được sử dụng đúng cách (nhờ đội ngũ có chuyên môn), từ đó làm tăng sự hài lòng của khách hàng, giúp doanh nghiệp tiếp cận với người tiêu dùng cuối cùng tốt hơn

Nike và Asian Paints hoạt động tại các lĩnh vực rất khác nhau cũng như có nhiều khác biệt về sản phẩm, khách hàng và lịch sử phát triển. Tuy nhiên, họ có một điểm chung: cách họ tận dụng công nghệ số để thúc đẩy doanh nghiệp tiến lên phía trước.

Qua những ví dụ thực tiễn này, các tác giả đã chỉ ra rằng: “Bậc thầy Số hóa không chỉ đơn giản là đầu tư vào phát triển năng lực số hóa. Họ xây dựng cả năng lực lãnh đạo để tối ưu hóa hoạt động trong lĩnh vực số”

Cách thực hiện bước đầu tiên trong số hóa

Có trong tay cuốn sách “Số hóa doanh nghiệp – từ chiến lược đến thực thi”, bạn sẽ nhận được kho báu tri thức, đó là sự tham mưu làm thế nào để doanh nghiệp của bạn có thể tối ưu hóa hoạt động trong lĩnh vực số.

so-hoa-doanh-nghiep-tu-chien-luoc-den-thuc-thi-4
BỐN CẤP ĐỘ CỦA TRÌNH ĐỘ SỐ HÓA DOANH NGHIỆP

Các tác giả cuốn sách đã tóm lược cho độc giả bốn cấp độ của trình độ số hóa doanh nghiệp một cách chi tiết, bao gồm cả thách thức mỗi đối tượng phải đối mặt. Hãy dành một phút để suy nghĩ xem công ty của bạn đang nằm trong góc phần tư nào? Hãy tự đưa ra câu trả lời rồi sau đó hỏi ý kiến các đồng nghiệp.

Nếu doanh nghiệp của bạn thuộc kiểu “chạy theo xu thế”, ban điều hành nên bắt đầu xây dựng năng lực lãnh đạo và tạo sự đồng tâm hiệp lực trong nỗ lực số hóa. Hãy tìm ra một tầm nhìn chung và đầu tư vào quản trị để điều phối công ty. Có thể doanh nghiệp cần thuê một Giám đốc Kỹ thuật số như Starbuck đã làm và tạo ra một đơn vị số hóa như Nike đã thực hiện.

Chuyển đổi từ doanh nghiệp chạy theo xu thế trở thành Bậc thầy Số hóa đòi hỏi một số nguồn đầu tư khi doanh nghiệp tái tập trung những dự án số hóa và công nghệ rời rạc thành một chương trình số hóa nhất quán và mạch lạc. Việc tái tập trung và thực hiện lại công việc có thể tốn công sức trong giai đoạn đầu nhưng sẽ đem lại hiệu quả về sau, khi khía cạnh giá thành rẻ hơn, ít rủi ro hơn và doanh nghiệp trở nên linh động hơn.

so-hoa-doanh-nghiep-tu-chien-luoc-den-thuc-thi-7
Doanh nghiệp phải luôn nghĩ tới cách mở rộng tầm nhìn số hóa

Nếu doanh nghiệp thuộc nhóm có tư tưởng bảo thủ, ban điều hành có thể tận dụng sức mạnh lãnh đạo số, từ đó xây dựng nhiều năng lực số hóa mới một cách hợp lý. Mỗi công ty đều tồn tại một số điểm mà người lãnh đạo biết cần cải thiện như tương tác khách hàng hay cách vận hành nội bộ. Hãy thử một vài phương án để giải quyết những vấn đề trên và sau đó nâng quy mô của những thử nghiệm thành công lên cấp độ tổ chức. Giống như nhà điều hành của Asian Paints, doanh nghiệp phải luôn nghĩ tới cách mở rộng tầm nhìn số hóa.

Ngoài ra, với năng lực số mới, ban lãnh đạo có thể tương tác với nhân viên thông qua những buổi gặp mặt hay cuộc tranh luận về cải cách để có thể nhận diện tiềm năng số mới và khai phá chúng

Nếu thuộc nhóm “mới bắt đầu”, doanh nghiệp có thể tiến hành một số thử nghiệm để có thêm một chút kinh nghiệm với công nghệ số, thử áp dụng công nghệ đó với khách hàng hoặc hoạt động nội bộ. Tiếp đến, xây dựng một tầm nhìn về tương lai số hóa và bắt đầu xây dựng năng lực để hiện thực hóa tầm nhìn đó.

Thông thường, phương pháp tối ưu nhất luôn là khởi đầu với những tiềm lực sẵn có, sau đó, khi doanh nghiệp đã sẵn sàng, ban lãnh đạo có thể định hướng đi theo một phương hướng mang nhiều thách thức hơn. Công ty bảo hiểm và ngân hàng có thể tận dụng văn hóa tổ chức bảo thủ để xây dựng năng lực lãnh đạo vững mạnh trước, sau đó mở rộng sự đầu tư vào số hóa. Những ngành công nghiệp phát triển nhanh với trọng tâm là khách hàng như thời trang hay truyền thông có thể bắt đầu bằng việc đổi mới năng lực số, sau đó xây dựng năng lực quản trị.

Và còn rất nhiều điều đáng đọc từ cuốn sách “Số hóa doanh nghiệp – từ chiến lược đến thực thi” nếu bạn muốn khai phá hết tiền năng của doanh nghiệp, xây dựng năng lực số hóa vững chắc để luôn tự tin doanh nghiệp của mình vững mạnh, tăng trưởng dẫn đầu trong kỷ nguyên công nghệ 4.0...

Tủ sách doanh nhân HBR hẹn bạn trên đỉnh thành công!

Hỗ trợ trực tuyến