Khi quyết định các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn, nếu bạn đặt mục tiêu quá cao thì có khả năng sẽ không thực hiện được, nhưng nếu mục tiêu quá thấp, động lực của bạn có thể bị "lạnh".
Đặt mục tiêu nên tốt nhất phục vụ cho nhu cầu của bạn, không nên quá cao, quá thấp, cần vừa phải.
Đặt mục tiêu không phải là một hạn mức trung bình, một mục tiêu có thể làm chúng ta cảm thấy thỏa mãn, hạnh phúc, nhưng có thể khác rất nhiều so với mục tiêu của những người khác.
Sau đây là 4 cách để xác định xem liệu ước mơ của bạn có "quá nhỏ" hay không. Hãy cùng HBR Books tìm hiểu nhé.
1. Mục tiêu bạn đặt ra không thách thức khả năng của bạn
Phấn đấu để trở nên tốt hơn, để thành công vốn đã khó khăn.
Chúng ta cần thiết lập và đặt các mục tiêu cuộc sống, tất nhiên là những mục tiêu này cần sự nỗ lực.
Cũng như việc luộc trứng vậy, cho trứng vào nồi nước, bật bếp, đợi trứng chín.
Cảm giác nhỏ xảy ra trong quá trình luộc trứng hầu như không khiến bạn phải suy nghĩ hay hành động gì.
Nhiệm vụ nhỏ, xảy ra hàng ngày gần như không truyền cảm hứng cho chúng ta.
Khi mục tiêu bạn đặt ra không yêu cầu bạn làm việc chăm chỉ hơn, duy trì sự tập trung, nhiệt huyết, thì điều quan trọng là phải nhắm mục tiêu cao hơn.
Một mục tiêu lành mạnh buộc chúng ta phải rời khỏi vùng thoải mái một chút.
2. Mục tiêu của bạn không tạo ra sự thay đổi đáng kể trong cuộc sống
Hãy xem xét mục tiêu tăng tài sản của bạn thêm 1%, hoặc đi nghỉ 10 ngày, so với thời gian nghỉ ngơi 1 tuần của năm ngoái.
Những thay đổi khiêm tốn như vậy sẽ khó có thể dẫn đến một sự cải thiện đáng kể trên các mặt trận tài chính hoặc giải trí. Đó là bởi vì chúng thậm chí không phải là thứ thay đổi cuộc sống một cách đáng kể.
Mục tiêu mạnh mẽ phản ánh tình hình hiện tại của bạn và nâng nó lên một mức đáng chú ý.
Ví dụ, tăng thu nhập 5% có thể giúp bạn xây thêm phòng, mua một chiếc xe mới hoặc đi đến một hòn đảo nhiệt đới xa xôi cho một kỳ nghỉ mơ ước.
Một mức tăng 10% có thể làm nhiều hơn nữa.
Tiền và giải trí là một trong những biện pháp hữu hình phổ biến, các mục tiêu sống động dẫn đến thay đổi cuộc sống mà bạn trải nghiệm.
Các mục tiêu không tác động đến bạn theo cách có ý nghĩa thường là mục tiêu quá nhỏ.
3. Mục tiêu không truyền cảm hứng đến bạn
Nếu bạn đã từng chơi thể thao hoặc thi đấu, thì cảm giác tận hưởng trò chơi là khoảnh khắc của niềm đam mê thuần túy.
Bạn muốn giành chiến thắng và những người khác cũng vậy. Và mục tiêu cuộc sống cũng không khác đâu.
Điều này không có nghĩa là mọi người cần phải cố gắng để có được động lực cao.
Nhưng các mục tiêu truyền cảm hứng thu hút sự tập trung của bạn, kêu gọi nội tâm của bạn tập trung và tiếp tục nhiệm vụ.
Mục tiêu như vậy thu hút sự chú ý của bạn và khiến bạn muốn đạt được thành công.
Mục tiêu quá nhỏ sẽ khó có thể truyền được cảm hứng, và lấy được sự nhiệt huyết từ bạn.
4. Mục tiêu của bạn thiếu đi các chi tiết cụ thể
Mục tiêu kiếm được nhiều tiền hơn nghe có vẻ tuyệt vời.
Nhưng các mục tiêu tốt luôn bao gồm chi tiết cụ thể, nhấn mạnh quyết tâm của bạn để đạt được chúng.
Ví dụ: giảm 15 cân trong năm tới.
Một ý tưởng tchung là tốt, nhưng chi tiết cụ thể về thay đổi chế độ ăn uống, chế độ tập thể dục và các chi tiết cần thiết khác là điều cần thiết.
Các chi tiết như vậy cũng giúp bạn "giữ lửa" với công việc. Nếu không có các chi tiết, số liệu cụ thể, mục tiêu của bạn có thể không rõ ràng và quá nhỏ.
Khi lập một kế hoạch hành động, cam kết đạt được các mục tiêu, thì điều quan trọng là kỳ vọng của bạn phải thực tế, có thể đạt được. Và cần có những nỗ lực đáng kể, đầu tư đầy đủ công sức, thời gian cho những nỗ lực đấy.
Và hãy lưu ý, mục tiêu của bạn nên hợp lý, không quá lớn cũng như quá nhỏ!
Nguồn tham khảo: Brian Tracy